Surface Go khó sửa do toàn bộ linh kiện bắn lên bo, không nâng cấp được gì, 1/10 điểm
Chiếc máy tính bảng giá “rẻ” Surface Go mới nhất của Microsoft đã được iFixit đem ra mổ xẻ và kết quả chiếc máy này rất khó sửa với nhiều thành phần hàn chết, không thể nâng cấu bất cứ thứ gì, rất nhiều keo và các cổng kết nối dễ mòn. Surface Go chỉ đạt 1/10 điểm dế sửa theo iFixit. Giờ thì cùng xem bên trong chiếc máy này như thế nào nhé:

Surface Go vẫn được thiết kế theo phong cách quen thuộc của dòng Surface Pro nhưng kích thước nhỏ hơn. Nó có màn hình 10″, có chân chống góc mở rộng và phần vỏ cũng được làm bằng hợp kim magnesium độ bền cao và nhẹ. Cấu hình của Surface Go không mạnh, nó chỉ đủ để dùng làm văn phòng và đặc biệt là môi trường giáo dục nơi chiếc máy được Microsoft nhắm tới nhằm cạnh tranh với Chromebook hay iPad:
- Màn hình: 10″ IPS phân giải 1800 x 1200 px, tỉ lệ 3:2;
- CPU: Intel Pentium Gold 4415Y 2 nhân 4 luồng, tốc độ 1,6 GHz không Turbo Boost, TDP 6 W tối đa;
- GPU: Intel HD Graphics 615 tích hợp;
- RAM: 4 GB hoặc 8 GB RAM;
- Bộ nhớ: 64 GB eMMC hoặc 128 GB SSD NVMe, hỗ trợ thẻ microSDXC;
- Camera: 8 MP phía sau, 5 MP phía trước.

So với Surface Pro, Surface Go có các cạnh bo cong nhiều hơn và cũng chỉ có vài cổng kết nối gồm USB-C, jack tai nghe 3,5 mm, cổng Surface Connector và khe đọc thẻ. Bản lề cũng cho góc mở rộng như cơ chế bản lề khác so với Surface Pro.

iFixit cho biết có nhiều cách để mở Surface Go nhưng với lần đầu, họ như thường lệ chụp X quang chiếc máy để đảm bảo khi mở không ảnh hưởng đến các phần cứng hay dây nhợ bên trong. Thứ thấy rõ ràng nhất dưới lớp vỏ là 2 cell pin, rất nhiều mạch và không thấy ống đồng tản nhiệt đâu.
Với 5 năm kinh nghiệm moi ruột Surface thì iFixit tự tin cách mở của họ vẫn chuẩn nhất, bộ công cụ cơ bản gồm 1 cục hít để nâng màn hình lên, 1 miếng nhựa để nậy và dĩ nhiên trước khi thực hiện thao tác này phải chờm nóng để làm keo bong ra.

Nhấc nhẹ màn hình lên thấy dây cáp màn hình lòng thòng …
Nhưng để tháo rời cáp này với bo mạch chủ thì cần phải tháo tấm EMI bảo vệ kết nối ZIF của cáp màn hình. Ngay dưới màn hình là một số con chip điều khiển tín hiệu và cảm ứng.

Pin như thường lệ được dán keo vào thân máy, dùng 2 tấm nhựa bóc keo nạy nhẹ và dĩ nhiên trước khi nạy thì phải tháo cáp cấp nguồn.

Pin của Surface Go khá nhỏ, dung lượng chỉ 26,12 Wh, nhỏ hơn nhiều so với iPad thế hệ 6 với 32,9 Wh. Nối giữa 2 cell pin là chip điều khiển Texas Instrument BQ40Z450 nằm trên một mạch nhỏ.

Ăng-ten Wi-Fi là thành phần dễ hỏng trên Surface Pro sau khi tháo màn hình ra bởi nó gắn liền với viền máy, dùng băng dính có lớp đồng để tiếp sóng bên ngoài và khi gỡ màn hình dễ làm hỏng thành phần này.

Trên Surface Go thì thiết kế ăng-ten coi bộ chắc chắn hơn, tháo màn hình ra ăng-ten vẫn còn nguyên.

Cùng cùng là tháo bo mạch chủ ra, bo mạch không dán bằng keo, chỉ dùng ốc vít nhưng để xem được linh kiện bên dưới thì phải trải qua thêm vài lớp keo cũng như cạp lồng.

Có thể thấy Microsoft thiết kế rất chắc chắn hệ thống cạp lồng để bảo vệ linh kiện khi va đập, Surface Pro cũng có cạp lồng nhưng không nhiều như Surface Go.

Toàn bộ bo mạch của Surface Go lộ diện gồm vi xử lý Intel Pentium Gold 4415Y màu đỏ, bộ nhớ eMMC 5.1 dung lượng 64 GB do SK Hynix sản xuất màu cam, 2 chip LPDDR4 SDRAM dung lượng 16 Gigabit (4 GB) màu vàng, chip sạc Texas Instrument BQ25700A màu xanh lá, vi điều khiển pha của ON Semiconductor màu xanh da trời và con Wi-Fi/Bluetooth Qualcomm QCA617A màu xanh dương đậm. Các cổng kết nối đều nằm ở cạnh phải của bo mạch, từ trên xuống gồm jack tai nghe, USB-C và Surface Connector.

Mặt kia của bo mạch có một số chip chức năng khác nằm ở góc 7 giờ.

Tản nhiệt đây rồi, Surface Go có thiết kế tản nhiệt không quạt và không có ống đồng luôn (bên trái). Nó chỉ đơn thuần là một tấm đồng cỡ lớn khuếch tán nhiệt còn bên phải là Surface Pro với hệ thống ống đồng mỏng gồm 2 ống, phiên bản so sánh là phiên ban không quạt, có cả bản có 1 quạt nữa. Hy vọng với tấm tản nhiệt này thì nó đủ cho mức TDP 6 W.

Gỡ một số thành phần còn lại như camera trước hỗ trợ Windows Hello và camera sau 8 MP, cả 2 nằm trên một hàng.

Cuối cùng là khe đọc thẻ microSDXC do Realtek sản xuất nằm riêng một cụm, kết nối bằng socket với bo mạch chủ.
iFixit nhận định:
- Kích thước máy nhỏ dường như khiến màn hình dễ tháo hơn mà không bị nứt vỡ nhưng không dễ vì dán keo tùm lum;
- Surface Go thiếu khả năng nâng cấp và điều này giới hạn vòng đời sản phẩm;
- Thiết kế không mô-đun hoá, đặc biệt là những cổng kết nối cắm ra cắm vào nhiều lần sẽ nhanh mòn khiến việc sửa chữa trở nên đắt hơn không cần thiết;
- Keo đóng vai trò giữ cố định nhiều linh kiện, bao gồm pin và màn hình;
- Việc sửa chữa hay thay thế đòi hỏi phải tháo màn hình – cũng là thành phần dễ bị hư hỏng nhất nếu không cẩn thận.
Điểm iFixit: 1/10
Bài viết liên quan
-
Địa chỉ duy nhất cam kết màn surface chính hãng bảo hành 12 tháng
Hiện nay có rất nhiều cơ sở sửa chữa và thay thế màn hình surface tại Hà Nội, để tìm […]
-
Surface Pro 3 treo UEFI cài đặt, và bạn gặp lỗi dừng, lỗi đĩa và các vấn đề về hiệu năng
Cách sửa lỗi Surface Pro 3 treo UEFI Triệu chứng Khi bạn sử dụng thiết bị Surface Pro 3, bạn có […]
-
Màn hình surface pro 4 bị đen chết tróc và cách khắc phục
Khắc phục lỗi màn hình đen chết chóc trên Surface Pro 4 Lỗi màn hình đen chết chóc là một […]
-
Lỗi Surface Pro 4 Bật Không Lên Và Cách Khắc Phục
Surface Pro 4 tuy đã ra mắt từ 2016 thế nhưng vẫn được đông đảo cộng đồng công nghệ yêu […]
-
19 thủ thuật hữu ích trên Windows 10 bạn nên biết
Việc tận dụng tính năng, tinh chỉnh đều đóng vai trò lớn trong việc cải thiện hiệu suất máy tính. […]